Nhận xét Trường_thơ_Loạn

Năm 1941, Thi nhân Việt Nam được xuất bản và cái tên Trường thơ Loạn đã xuất hiện trong đoạn văn sau:

Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử - Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Baudelaire, và qua Baudelaire, ảnh hưởng nhà văn Mỹ Edgar Poe, tác giả "Chuyện lạ",... cả hai đều cai trị trường thơ Loạn và chiêu tập một số đồ đệ là Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khai (tức Yến Lan)...

Trong bài Hàn Mặc Tử với Trường thơ loạn, tác giả cho biết:

Dưới ngọn cờ của chủ soái Hàn Mặc Tử, các thành viên trong Trường thơ loạn say sưa sáng tác. Có những đêm cả bọn đem chăn màn ra bờ biển ở lại suốt đêm để thả hồn theo những vần thơ kỳ dị. Thơ của các thi sĩ Trường thơ loạn tràn ngập trăng, hồn, máu, bóng ma, sọ người, xương cốt, tinh tủy... Tất cả say sưa bước chân vào thế giới rùng rợn đó... Việc nhóm thơ Bình Định cho ra đời Trường thơ loạn khiến văn thi hữu khắp nơi bàn tán xôn xao. Nhiều người hoan nghênh nhưng cũng không ít người chê bai. Hoài Thanh kể: "Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mặc Tử nhiều lắm. Có người bảo: Hàn Mặc Tử thơ với thẩn gì, toàn nói nhảm!".Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: "Thơ gì mà rắc rối thế. Mình tưởng có ý nghĩa khuất khúc gì, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra nó lừa mình!". Đặc biệt Xuân Diệu là người ghét cay ghét đắng những vần thơ điên của Tử...Đúng là những vần thơ điên của các thi sĩ đã gây sốc cho nhiều người. Nhưng thật ra đó chỉ là một cách giải quyết sự bế tắc trong tư tưởng mà thôi. Hàn Mặc Tử đã dẫn dắt các thi sĩ sáng tác khá nhiều vần thơ kỳ dị cho đến lúc chàng rời bỏ cuộc đời vào năm 1941.Sang năm 1942, đến lượt Bích Khê cũng vĩnh viễn ra đi. Trường thơ loạn từ đó tan rã[10].

Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, thì:

Điên - Loạn - Dâm, có thể coi đó là đặc trưng của "trường thơ Bình Định"với nghĩa bộc lộ hết mình và tột cùng, cả thể chất và tinh thần, trong cơn sáng tạo quyết liệt. Bởi thế, đọc thơ họ, một nhà phê bình nhạy cảm và tinh tế như Hoài Thanh cũng phần nhiều chịu bó tay. Ông "mệt lả" khi theo Hàn Mặc Tử. Ông thấy Chế Lan Viên là "niềm kinh dị". Với Bích Khê ông thú nhận là đành "kính nhi viễn chi". Tất nhiên, phải nói thêm ở đây, mỹ cảm của Hoài Thanh là nằm trọn trong chủ nghĩa lãng mạn, mà các nhà thơ "trường thơ Bình Định" thì ít nhiều đã vượt sang chủ nghĩa tượng trưng... và siêu thực về sau.[11]

Trích thêm nhận xét và thông tin của Trần Thị Huyền Trang:

Qua các tác phẩm của nhà thơ thuộc Trường thơ Loạn, người đọc dễ dàng nhận ra sự ảnh hưởng lẫn nhau trong ngôn ngữ và hình tượng thơ. Họ bắt gặp nhau trong ý tưởng và ngôn từ, nhưng giọng điệu thì khác. Về mức độ, có lẽ Hàn Mặc Tử là người gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với các nhà thơ trong "vương quốc" của mình, tiếp đến là Chế Lan Viên. Thơ của Hàn có "trăng, hồn, máu" thì thơ Chế Lan Viên, Bích Khê và Yến lan cũng có "trăng, hồn, máu". Thơ Chế có "bóng ma" thì thơ Hàn, Bích Khê "bóng ma" thỉnh thoảng cũng hiện về. Sọ người, tinh tủy, xương người đầy rẫy trong thơ Chế Lan Viên và Bích Khê. Còn điều này nữa, cái chất chung, tan chảy điều hòa toàn bộ sáng tác của họ là cái "chất sầu"...Sau khi Hàn Mặc Tử mất (1940), Trường thơ Loạn bắt đầu tan rã. Mặc dù Yến Lan, Chế Lan Viên và Bích Khê vẫn chơi thân với nhau, song không còn ai tha thiết với việc duy trì hoạt động Trường thơ. Nó còn tồn tại một thời gian nữa, rải rác trong các sáng tác của Bích Khê và kết thúc cùng với sự qua đời của "người công dân trung thành của vương quốc" là Bích Khê vào năm 1946[12].

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai